Ngành Y tế khuyến cáo hiện nay dịch bệnh COVID-19 chưa phải đã chấm dứt hoàn toàn, các biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi khó lường, người dân nên tiếp tục tiêm vắc xin để không mất cơ hội được bảo vệ liên tục. Tiêm vắc xin mũi 4 không chỉ bảo vệ bản thân người tiêm mà còn bảo vệ người thân, cộng đồng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Chiều ngày 31/5, tại Hà Nội Bộ Y tế- Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã tổ chức Hội nghị Tập huấn tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, PHCN và tự chăm sóc một số bệnh có liên quan sau mắc COVID-19.
Thực hiện Quyết định số 1226/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch vừa tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân, người nhà, khách đến Bệnh viện, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch trong bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình hình mới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 2213/BYT-DP ngày 29/4/2022 và Công văn số 2068/SYT-NV ngày 29/4 của Sở Y tế Cao Bằng về việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế nội địa.
1. Trước khi tiêm
Bộ Y tế khuyến cáo trước khi con trẻ tiêm phòng vắc xin, cha mẹ và người chăm sóc cần tìm hiểu đầy đủ về tác dụng của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ.
Trước khi đưa trẻ đi tiêm, cần chuẩn bị tâm lý thật tích cực cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn, uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Không để trẻ tiêm vắc xin trong tình trạng đói hay quá no. Tại điểm tiêm chủng, cần thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế. Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm và thông báo ngay với cán bộ y tế khi trẻ có dấu hiệu bất thường
Trong công văn 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đã điều chỉnh định nghĩa về ca bệnh COVID-19. Theo đó, F1 không còn phải cách ly.
Sau mắc COVID-19, nguy cơ bị Hội chứng hậu COVID có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi và giới nhưng trẻ em và phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới. Trong Hội chứng COVID-19, đáng lo ngại nhất là đột quỵ.
Ngày 28/3/2022, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19. Với mục đích cung cấp các hướng dẫn về quản lý và chăm sóc đặc thù đối với đối tượng phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nhẹ tại nhà, hướng dẫn nêu đầy đủ, chi tiết, rất thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện công tác này.
Đột quỵ, viêm não, rối loạn giấc ngủ, đau đầu chóng mặt, viêm tủy cấp… là những di chứng về thần kinh nhiều người gặp sau khi khỏi COVID-19.
Hiện nay, số ca bệnh Covid-19 (F0) trong cộng đồng tăng cao. Đa phần các F0 được điều trị, cách ly y tế tại nhà nên nhiều người tự mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội về dùng. Việc F0 tự điều trị tại nhà và tự ý mua thuốc theo các đơn trên mạng, gây lãng phí, phương pháp điều trị không đúng khiến bệnh trở nặng hơn.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19, thậm chí tái nhiễm nhiều lần nếu không tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa dịch bệnh. SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi không ngừng, càng lây nhiễm nhiều thì tốc độ biến đổi càng nhanh và chủng mới có thể né tránh được miễn dịch đã có trước đó trong cơ thể người bệnh
Trong những ngày qua, khi số ca mắc trên địa bàn tỉnh tăng cao, số bệnh nhân được chuyển đến Khu thu dung, điều trị Covid-19 Bệnh viện cũng tăng nhiều. Ngày tiếp nhận nhiều nhất hơn 10 bệnh nhân mắc Covid-19. Từ 1/1/2022 đến 9/3 bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 135 lượt bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó đã có 85 bệnh nhân được ra viện. Bệnh nhân chuyển đến, ngoài mắc Covid-19 thường kèm theo nhiều bệnh lý khác nhau như: ngoại khoa, sản khoa, nội khoa…và đều trong tình trạng nặng nề.
1. Thuốc điều trị COVID-19 đặc hiệu
Những thuốc tuyệt đối KHÔNG được tự ý cho con sử dụng gồm:
• Thuốc kháng virus.
• Thuốc kháng viêm corticoid, bao gồm: Dexamethasone, betamethasone, prednisolone, methylprednisolone (medrol).
• Thuốc kháng đông máu.
• Thuốc kháng sinh (trừ khi có bằng chứng bội nhiễm được bác sĩ xác nhận và kê đơn thuốc).
Nhiều F0 đang hoạt động hăng hái, sôi nổi, đi lại suốt ngày, nay bỗng dưng bị cách ly có cảm giác như “cầm tù” và băn khoăn có nên tập thể dục không, tập thế nào?
Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng cao. Số ca bệnh nặng điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID -19 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng liên tục gia tăng với hầu hết là người cao tuổi, mắc bệnh nền và chưa tiêm đủ liều vắc xin. Đến nay toàn tỉnh đã có 15 trường họp tử vong trong đó có 13 trường hợp trong nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên, trong đó có 10 trường hợp người cao tuổi mắc COVID - 19 biễn biến nặng nhập viện, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid 19 BVĐK tỉnh.
Ngày 21/02, Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 762/BYT-DP về việc cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 (F0) và các trường hợp tiếp xúc gần (F1), thay thế Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021 về cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. Theo đó F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin sẽ cách ly tại nhà 5 ngày, còn F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm sẽ cách ly 7 ngày.
Để quá trình theo dõi, điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả, các F0 cần nắm được những kiến thức, kỹ năng cần thiết như sau:
Trước tình hình diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, người có tiền xử tiếp xúc với F0, người có nguy cơ nhiễm COVID-19 biết tự lấy mẫu xét nghiệm và xử lý đúng sau khi có kết quả có ý nghĩa thiết thực, giảm việc phải đi lại nhiều lần đến cơ sở y tế, giảm tập trung đông người tại các cơ sở xét nghiệm.
Để nâng cáo hiệu quả điều trị chăm sóc cho người nhiễm Covid-19 ngoài các chế độ về thuốc men, các phương pháp điều trị, vai trò của dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Bởi khi nhiễm Covid-19, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.