Trào ngược dạ dày thực quản

Chủ nhật - 30/10/2022 22:44
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Tỷ lệ GERD tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày, lối sống không khoa học tác động khiến bệnh ngày càng trở nặng. Nhưng phần lớn bệnh nhân chỉ đến khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài
LỊCH NỘI SOI
LỊCH NỘI SOI
 Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng,  trớ, cảm giác nghẹn, ho khan, tức ngực…

🔎 Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. 
▪️ ▪️ Không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:
▪️ Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
▪️ Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược
▪️ Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
▪️ Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì
▪️ Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày
▪️ Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
▪️ Người hay căng thẳng do áp lực trong công việc, cuộc sống. Stress sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol – gây tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress cũng làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

✅ Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của Trào ngược dạ dày thực quản bằng các cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dùng thuốc khi cần thiết. Cụ thể:
▪️  Duy trì cân nặng hợp lý, ăn các bữa nhỏ, giảm chất béo bằng cách giảm lượng bơ, dầu, nước trộn salad, nước thịt, các sản phẩm từ sữa… Không ăn các thực phẩm gây kích thích, nhất là đồ uống có cồn, chứa cafein làm giãn cơ vòng dưới thực quản, tăng tiết axit ở dạ dày. 
▪️  Hạn chế ăn quá no, luôn ngồi thẳng lưng trong khi ăn, tránh ăn trước khi đi ngủ
▪️  Ngừng hút thuốc, vì hút thuốc khiến suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Khi đó, các chất trong dạ dày trào ngược lại thực quản gây ợ chua, làm tổn thương niêm mạc thực quản.
🔥 Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Tỷ lệ GERD tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt hàng ngày, lối sống không khoa học tác động khiến bệnh ngày càng trở nặng. Nhưng phần lớn bệnh nhân chỉ đến khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài. 
 Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản, khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng,  trớ, cảm giác nghẹn, ho khan, tức ngực…

🔎 Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. 
▪️ ▪️ Không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:
▪️ Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
▪️ Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược
▪️ Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
▪️ Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì
▪️ Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày
▪️ Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
▪️ Người hay căng thẳng do áp lực trong công việc, cuộc sống. Stress sẽ khiến cơ thể tăng tiết cortisol – gây tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Stress cũng làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.

✅ Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của Trào ngược dạ dày thực quản bằng các cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dùng thuốc khi cần thiết. Cụ thể:
▪️  Duy trì cân nặng hợp lý, ăn các bữa nhỏ, giảm chất béo bằng cách giảm lượng bơ, dầu, nước trộn salad, nước thịt, các sản phẩm từ sữa… Không ăn các thực phẩm gây kích thích, nhất là đồ uống có cồn, chứa cafein làm giãn cơ vòng dưới thực quản, tăng tiết axit ở dạ dày. 
▪️  Hạn chế ăn quá no, luôn ngồi thẳng lưng trong khi ăn, tránh ăn trước khi đi ngủ
▪️  Ngừng hút thuốc, vì hút thuốc khiến suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Khi đó, các chất trong dạ dày trào ngược lại thực quản gây ợ chua, làm tổn thương niêm mạc thực quản.
▪️  Không mặc quần áo bó sát vùng bụng, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của hệ thống tiêu hóa, có thể gây ra các chứng khó tiê
Không mặc quần áo bó sát vùng bụng, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của hệ thống tiêu hóa, có thể gây ra các chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng sau khi ăn. Quá trình tiêu hóa thức ăn bị tác động trực tiếp làm tăng nguy cơ táo bón.

💢 GERD cũng có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm thực quản, chảy máu thực quản, hẹp đường tiêu hóa, chứng khó nuốt, ung thư thực quản… Trào ngược cũng có thể gây ra các biến chứng ngoài tiêu hóa như ăn mòn răng, viêm thanh quản, ho, hen suyễn, viêm xoang và xơ phổi vô căn.

💢 Nếu bị trào ngược axit hoặc ợ chua nhiều hơn 2 lần một tuần trong khoảng thời gian vài tuần, bạn nên dùng thuốc chống ợ chua và thuốc kháng axit. Và bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện.

 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,412
  • Tháng hiện tại66,319
  • Tổng lượt truy cập4,518,458
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây