Tay chân miệng - Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí tại nhà

Chủ nhật - 12/06/2022 21:23
Phát hiện sớm các biểu hiện bệnh tay chân miệng không chỉ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời còn ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tay chân miệng
Tay chân miệng - Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí tại nhà
- Sau khi nhiễm virus 3 đến 6 ngày, trẻ có thể có biểu hiện sốt cao trên 38 độ C, viêm họng, mệt mỏi, chán ăn.
- Khoang miệng xuất hiện những vết loét với kích thước nhỏ và vị trí đa dạng. Khi những vết loét lớn hơn, trẻ có thể quấy khóc nhiều và bỏ bú.
- Những vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, mông có thể xuất hiện phát ban. Những vết phát ban dưới dạng nốt tròn màu đỏ hoặc mụn nước.
Bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày nếu được điều trị đúng cách. Trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ có biểu hiện sau:
- Sốt cao triền miên, trên 39 độ C trong 2 ngày.
- Các vết loét, phát ban không tự khỏi sau 10 ngày. Các tổn thương này xuất hiện nhiều và lan rộng hơn, có thể xảy ra hiện tượng bội nhiễm.
- Thường xuyên giật mình. Cường độ giật mình khoảng 2 lần/30 phút. Thậm chí tay chân người bệnh run mạnh dẫn đến không thể ngồi, đi, đứng như bình thường.

Các biện pháp điều trị tay chân miệng
Bệnh chân tay miệng là do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Hạ nhiệt: Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).
- Bù đủ nước và điện giải bằng oresol, hydrite.
- Với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...
- Điều trị loét miệng, loét họng:
+ Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn.
+ Vệ sinh các nốt mụn nước bằng bông tẩm dung dịch glycerin borat hoặc các loại gel rơ miệng.
- Kháng sinh: được chỉ định sử dụng khi có bội nhiễm vi khuẩn.
Khi phát hiện biến chứng tay chân miệng trên não như sốt cao, li bì, nôn ói... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cần lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ như sau:
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng mà thường ngày trẻ ưa thích.
- Hạn chế thức ăn cứng, cay, nóng, dễ gây kích thích.
- Khi cho trẻ ăn, tránh tác động vào các nốt mụn nước.

 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,707
  • Tháng hiện tại57,390
  • Tổng lượt truy cập4,509,529
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây