Tiếp nhận, xử trí bệnh nhân nhi hôn mê, suy tim/BN thiếu máu huyết tán

Thứ sáu - 11/06/2021 03:28
Hồi 2h15p ngày 11/6/2021, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân P.T.L (10 tuổi, trú tại TP Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, co quắp chân tay. Sau thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa Nhi kết luận chẩn đoán: hôn mê chưa rõ nguyên nhân/suy tim/ Thiếu máu huyết tán. Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng và đang được theo dõi điều trị tích cực tại khoa Cấp cứu.
Tiếp nhận, xử trí bệnh nhân nhi hôn mê, suy tim/BN thiếu máu huyết tán
Theo người nhà cho biết, trẻ có tiền sử mắc bệnh thiếu máu huyết tán đã được điều trị nhiều năm, được điều trị theo liệu trình của các bác sĩ chuyên khoa, đã được can thiệp cắt lách. Ngoài ra, cháu còn có tiền sử bệnh lý suy tim đã được chẩn đoán điều trị tại tuyến Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng tháng 1/2021 bệnh nhân bị nhồi máu não cấp. Với rất nhiều bệnh lý nền phức tạp như vậy nên tiên lượng trẻ rất nặng.

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ em có tên khoa học là bệnh Thalassemia, là tình trạng thiếu máu huyết tán di truyền hoặc bẩm sinh với dấu hiệu điển hình là thiếu máu. Ở Việt Nam, tỷ lệ mang gen bệnh và mắc bệnh khá cao, đặc biệt các dân tộc thiểu số ở miền núi thì có tỷ lệ cao hơn ở các nhóm khác trong đó có tỉnh Cao Bằng. Có nhiều biến chứng trên bệnh nhân điều trị kéo dài như: ứ đọng sắt, nhiễm trùng, biến dạng xương, lách to, chậm phát triển, các bệnh lý của tim, trong đó biến chứng ở tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở bệnh nhân thể nặng. Nguyên nhân dẫn là do ứ đọng sắt quá mức trong cơ tim, gây suy tim xung huyết và loạn nhịp tim.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cho điều trị bệnh kịp thời, liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có cách thức điều trị tốt nhất bao gồm cả kiến thức và kinh nghiệm trong việc theo dõi, chăm sóc trẻ bị bệnh. Từ đó giúp hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh đem lại.

Hiện nay điều trị bệnh Thalassemia vẫn công việc gặp rất nhiều khó khăn do là một bệnh di truyền có liên quan đến cấu trúc gen, điều trị chủ yếu giải quyết các triệu chứng, hạn chế biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Tình trạng bệnh kéo dài, điều trị phức tạp, tốn kém là gánh nặng cho rất nhiều gia đình và bản thân người bệnh.

Để hạn chế tỷ lệ mắc cho con mình sau này, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: Thực hiện thăm khám tiền hôn nhân để làm các xét nghiệm phát hiện bệnh Thalassemia trước khi quyết định kết hôn; nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh trước khi mang thai cần được tư vấn kỹ lưỡng để cân nhắc khi sinh con; nếu cả hai bố mẹ mang gen bệnh khi có thai nên được chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ khi thai được 12-18 tuần.



 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay2,823
  • Tháng hiện tại64,810
  • Tổng lượt truy cập4,516,949
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây