1.Có phải xơ Theo số liệu thống kê của Bệnh viện, số lượt bệnh nhân đến khám các bệnh về gan ngày càng gia tăng. Nhiều trường hợp nặng khó điều trị thậm trí dẫn đến ung thư gan. Một nguyên nhân dẫn Ung thư gan là xơ gan. Điều này khiến nhiều người bệnh cho rằng xơ gan sẽ là án tử vì sẽ dẫn đến ung thư. Vậy chúng ta cần hiểu rõ xơ gan và ung thư gan diễn biến ra sao, có phải cứ xơ gan đều dẫn đến ung th
1.Có phải xơ gan là mắc ung thư gan ?
Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan, đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các nguyên nhân thường gây ra xơ gan bao gồm: uống rượu và nghiện rượu, viêm gan siêu vi B, C và gan nhiễm mỡ. Xơ gan diễn tiến xấu dần theo thời gian và là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Xơ gan là giai đoạn cuối của những bệnh lý gan mạn tính có nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố như virus, vi khuẩn, rượu bia, thuốc, hóa chất… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là bị xơ gan cổ trướng. Đây là giai đoạn mà gan đã bị tổn thương nặng nề, lúc này gan sẽ không hoạt động được nữa, mất đi chức năng trao đổi chất, và có nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng làm thay đổi cấu trúc tế bào gan, làm xơ hóa gan.
Từ đó khiến chức năng lọc máu, tiêu hóa, bài tiết mật của gan kém đi, sức đề kháng của người bệnh bị giảm, dễ dàng mắc các bệnh về đường ruột, đường tiết niệu, đường hô hấp và ống mật, gây nguy hại biến chứng nguy hiểm xấu nhất là ung thư gan. Việc điều trị có kết quả tốt hay không phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Phát hiện càng sớm thì điều trị càng hiệu quả, càng hạn chế được các biến chứng của xơ gan. Khi xơ gan mất bù, tiến triển bệnh thường nặng và có nhiều biến chứng, thường đáp ứng rất kém với điều trị.
2. Con đường xơ gan dẫn đến ung thư gan diễn ra như thế nào?
Xơ gan được chia ra làm 4 giai đoạn theo mức độ tiến triển của bệnh. - Ở giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mà gan bắt đầu có dấu hiệu bị xơ hóa, các mô, tế bào gan bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương. Ở giai đoạn này, dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng, thậm chí là không có biểu hiện. Điều này khiến cho hầu hết bệnh nhân không phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Một số biểu hiện không rõ ràng của bệnh như: đau bụng, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân,... - Ở giai đoạn 2: Là xơ gan giai đoạn xơ hóa. Đó là khi các tế bào gan bị tổn thương tạo thành mô liên kết dư thừa và lây lan sang các khu vực khác của gan ( hiện tượng xơ hóa gan). Biểu hiện của giai đoạn 2 tương đối giống với giai đoạn 1 nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn, kèm theo một số dấu hiệu mới xuất hiện là vàng mắt, vàng da (mức độ nhạt), nước tiểu sậm màu do sự rối loạn chuyển hóa bilirubin trong gan. -Ở giai đoạn 3: Mức độ tổn thương và xơ hóa nhiều hơn dẫn đến rối loạn, suy giảm chức năng gan, độc tố bị tích tụ bên trong cơ thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ngoài những biểu hiện giống với xơ gan giai đoạn 1 và 2 thì ở giai đoạn 3 xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: đau vùng gan, cơ thể suy nhược, chán ăn, sụt cân nghiêm trọng, hiện tượng vàng mắt vàng da rõ rệt hơn và đã bắt đầu lan ra tay, chân và toàn thân. -Ở xơ gan giai đoạn 4: Hay còn được gọi là xơ gan giai đoạn cuối, ở giai đoạn này, các tế bào, mô gan hầu như là bị xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là xơ gan cổ chướng do sự tích tụ dịch dưới khoang bụng, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, nặng nhất là ung thư gan. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh gan mạn tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, diễn biến âm thầm dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan gây tử vong sớm.
3. Nhận biết xơ gan và ung thư gan
Các triệu chứng của xơ gan phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác. Các dấu hiệu ban đầu của xơ gan có thể là mệt mỏi, thiếu năng lượng, người bệnh chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, sốt nhẹ. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng xơ gan nghiêm trọng hơn người bệnh có biểu hiện vàng da, vàng mắt, ngứa da, sạm da, dễ bị bầm tím và chảy máu. Người bệnh xơ gan có xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da, còn gọi là nốt sao mạch, phù chân. Cổ trướng còn gọi là báng bụng (tích tụ dịch trong ổ bụng), nước tiểu sẫm màu, phân có thể màu nhạt, đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu. Trong khi đó ung thư gan cũng có biểu hiện tương tự như xơ gan khiến nhiều người không phân biệt được và thường chủ quan. Giai đoạn đầu của ung thư gan hầu hết mọi người đều không xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư gan nguyên phát. Các dấu hiệu rõ ràng thường đến ở giai đoạn muộn như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, cảm giác nặng đau tức hạ sườn phải. Người bệnh buồn nôn và nôn, mệt mỏi, chướng bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, sốt… Để phát hiện sớm ung thư gan thì tất cả các bệnh nhân xơ gan cần được làm siêu âm và xét nghiệm, sinh thiết gan có thể xác định chẩn đoán xơ gan, xác định mức độ tổn thương gan, hoặc chẩn đoán ung thư gan.
4. Cần khám và nhập viện sớm
Xơ gan và ung thư gan là những bệnh nguy hiểm nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng, ở giai đoạn nặng mới được phát hiện. Do vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên nhân, các tổn thương gan sẽ được giới hạn, ngăn chặn xơ hóa gan và giảm nguy cơ ung thư gan. Điều trị bệnh xơ gan phụ thuộc vào tình trạng tổn thương gan của bệnh nhân. Mục tiêu của việc điều trị là làm chậm quá trình xơ hóa tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan, giảm nguy cơ ung thư gan. Tóm lại: Bệnh xơ gan hay xảy ra biến chứng và việc điều trị biến chứng trên nền bệnh nhân xơ gan rất phức tạp và đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cũng như làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
5. Phòng ngừa thế nào?
Để phòng bệnh xơ gan, ung thư gan cần tiêm phòng vaccine viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh. Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng. Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan. Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan. Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện xơ gan, ung thư gan và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan.
Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng: