RỐI LOẠN LO ÂU CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI CỘNG ĐỒNG

Thứ hai - 03/07/2023 21:09
Lo âu là hiện tượng phản ứng bình thường của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội. Con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Lo âu bình thường có ý nghĩa tích cực khi nó là tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ.Tuy nhiên, khi lo âu trở nên quá mức, không tương xứng với tác động bên ngoài, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, cản trở quá trình học tập và sinh hoạt của một người thì có thể nói, lo âu bình thường đã trở thành lo âu bệnh lý.
Hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhân tại phòng khám
Hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhân tại phòng khám
Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu (khởi phát) người bệnh thấy bứt rứt bực bội, khó chịu dai dẳng, khó tập trung, đầu óc trống rỗng và không thể nghỉ ngơi. Cảm giác lo lắng căng thẳng, bồn chồn, bất an, có thể khu trú hoặc không khu trú vào một hoàn cảnh sự kiện xung quanh nào. Cảm giác không thật, không cặn kẽ, bản thân bị xa rời. Sợ trở nên “điên dại”, sợ mất tự chủ, sẽ thực hiện một hành vi nguy hiểm, hoặc sợ bất tỉnh, sợ chết, lo sợ bản thân hoặc người ruột thịt mắc bệnh tật, hoặc sẽ bị tai nạn, hoặc lo lắng về một tương lai bất hạnh, đói kém, cô đơn mà không hề có căn cứ, không thực tế, mơ hồ.
          Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát thường không có triệu chứng đặc hiệu nhưng các dấu hiệu lâm sàng rất thường gặp như : Tim đập nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim gấp gáp; Vã mồ hôi; Run rẩy; Khô miệng (không do dùng thuốc hay mất nước); Khó thở; Cảm giác ngột ngạt; Đau hoặc khó chịu ở ngực; Buồn nôn hay cồn cào trong bụng; Cảm giác chóng mặt, đứng không vững, choáng váng, hoặc đầu nhẹ bẫng; Cảm giác đối tượng không thật (tri giác sai thực tại), hoặc bản thân bị xa rời “không có ở đây” (giải thể nhân cách); Sợ mất tự chủ, trở nên điên dại, hoặc không biết gì nữa; Sợ chết; Cảm giác nóng bừng hoặc lạnh buốt; Cơ bắp căng, nhức, đau; Không thể nghỉ ngơi, không có khả năng thư giãn…
Rất nhiều bệnh nhân đã không biết đến cơ sở có chuyên khoa tâm thần để được khám, điều trị tư vấn phù hợp mà thường chỉ đến các phòng khám nội khoa để được kê đơn để điều trị triệu chứng để các rối loạn lo âu kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, không được điều trị, lo âu có thể dẫn đến trầm cảm, tự sát hoặc xuất hiện các bệnh cảnh liên quan đến yếu tố tâm lý, tâm thần như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt, tăng huyết áp…và khi đi khám bệnh các bệnh nhân này thường chỉ được quan tâm với các bệnh thực  thể này mà bị bỏ qua rối loạn lo âu.
Để được khám, điều trị, tư vấn tốt nhất rối loạn lo âu, khi có các dấu hiệu bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần.
Phòng Khám bệnh tâm thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, có các bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn sức khỏe tâm lý, tâm thần tốt nhất cho người bệnh. Đ/c Tổ 13, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.

 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay3,412
  • Tháng hiện tại65,948
  • Tổng lượt truy cập4,518,087
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây