Là căn bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong dân số, khoảng 3 - 5 % dân số thế giới. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học một số bệnh tâm thần thường gặp, tỷ lệ trầm cảm chiếm khoảng 3,8% dân số. Rối loạn trầm cảm gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới, tỷ lệ nữ/ nam là khoảng 2/1. Lứa tuổi thường gặp rối loạn trầm cảm với tỷ lệ cao hơn tuổi từ 25 - 44 tuổi.
Đặc điểm của trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện ở sự buồn rầu, chán nản, mệt mỏi… khác với phản ứng suy giảm cảm xúc, buồn chán nhất thời khác có ở người bình thường là trạng thái rối loạn cảm xúc kéo dài (không ít hơn 2 tuần) người bệnh mất hết quan tâm thích thú trước đây, khả năng tập trung chú ý, khả năng tập trung tư duy bị suy giảm, người bệnh không đủ khả năng hoàn thành công việc, quan hệ giao tiếp bị hạn chế, xuất hiện nhiều triệu chứng rối loạn về cơ thể của hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, nội tiết…
Bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ tự sát rất cao và có biểu hiện tái phát nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị đầy đủ, kịp thời bệnh thuyên giảm và tiến triển tốt.
Tuy là căn bệnh thường gặp nhưng do các biểu hiện của trầm cảm thường không rầm rộ, điển hình nên thường chỉ được phát hiện ở những bệnh nhân điển hình hoặc tình trạng bệnh khá nặng nề, hoặc trên những bệnh nhân có kết hợp các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng... đến điều trị và được bác sĩ phát hiện, còn lại phần lớn bệnh nhân trầm cảm sống chung với bệnh tại cộng đồng.
Để phát hiện và điều trị trầm cảm kịp thời, hãy đến các cơ sơ y tế có chuyên khoa tâm thần để khám kkhi có các dấu hiệu sau:
- Có cảm giác mệt mỏi mơ hồ, đau đầu, rối loạn giấc ngủ (ngủ không sâu, hay thức giấc nửa đêm) khó tập trung chú ý, hiệu suất lao động và học tập của người bệnh suy giảm rõ rệt.
- Buồn rầu, ủ rũ, nặng nề, mất hoặc giảm sự quan tâm, thích thú, người bệnh không quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh, không còn các ham thích, kể cả vui chơi giải trí và sinh hoạt xã hội. Mất hoặc giảm năng lượng, giảm hoạt động, mệt mỏi, người bệnh có cảm giác không còn sức lực, thường ngồi hoặc nằm một chỗ
.
Địa chỉ tin cậy cho khám, điều trị tư vấn trầm cảm tốt nhất tại Cao Bằng: Phòng khám Tâm thần kinh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Hãy đến với chúng tôi để được giúp đỡ, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần !