Trạng thái tâm lý căng thẳng biểu hiện và những tác động đến sức khỏe
Thứ hai - 07/08/2023 21:45
Trạng thái tâm lý căng thẳng (Stress) do phản ứng của cơ thể trước các tác động từ môi trường và cơ thể đang cố gắng thích nghi. Đây là một bệnh lý có thể xảy ra trong cộng đồng. Trong thực tế, Trạng thái tâm lý căng thẳng có cả mặt tốt và xấu, tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng. Tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn Trạng thái tâm lý căng thẳng như một thử thách, là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc mỗi người phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua và được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách".
Tuy nhiên, khi trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài thường dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, không chỉ ảnh hưởng ở những suy nghĩ mà còn biểu hiện ra thực thể như mất tập trung, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái ức chế, hoặc trạng thái kích thích, không vừa ý với sự việc, hiện tượng thông thường. Mức độ nặng hơn, trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài có thể làm người bệnh mất kiểm soát hành vi của mình hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá và dễ xúc động.
Trạng thái tâm lý căng thẳngthường xuyên và kéo dài sẽảnh hưởng tới các cơ quan, bộ phận cơ thể bao gồm:Teo não, Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, đột quỵ…
Có nhiều nguyên nhân gây ra trạng thái tâm lý căng thẳng nhưtrong công việc thay đổi nơi làm việc, bị đuổi việc, chưa tìm được việc làm, thời gian hoàn thành công việc gấp gáp, khác biệt về văn hóa ở môi trường mới gây tâm trạng lo lắng, hoang mang; Trong cuộc sốngđiều kiện môi trường như thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, môi trường sống không lành mạnh,… khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.Ngoài ra, các mốc thời gian tạo nhiều cảm xúc trong đời có thể gây ra phản ứng căng thẳng, chẳng hạn cưới hỏi, ly thân, ly hôn, sinh con, người thân qua đời; Do bản thân như các thay đổi về cơ thể do bệnh tật, dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi cao có thể gây căng thẳng. Đôi khi do chính bản thân tự tạo áp lực, căng thẳng, người có tính cầu toàn bẩm sinh hoặc môi trường sống khắc nghiệt, bị so sánh với nhiều người... trạng thái tâm lý không ổn định nhìn nhận một vấn đề nào đó ở khía cạnh tiêu cực, rồi tự gồng mình cẩn thận trong mọi vấn đề, mất niềm tin cuộc sống sẽ sinh ra tâm lý chán nản, mệt mỏi.
Để phòng ngừa trạng thái tâm lý căng thẳng cần loại bỏ một số yếu tố như giảm cường độ, tần suất và rút ngắn thời gian căng thẳng. Điều chỉnh phản ứng cơ thể: tập thở sâu, chậm sẽ giúp nhịp tim và huyết áp trở lại bình thường.Xây dựng lối sống lành mạnh ăn đủ chất, đúng bữa, tập thể dục, ngủ đúng giấc và không sử dụng quá mức chất kích thích. Xây dựng đời sống tinh thần phong phú: Duy trì và thiết lập các mối quan hệ, tham gia hoạt động cộng đồng để đời sống tinh thần nhiều niềm vui, thoải mái, tích cực.Vận động nhiều: Khi căng thẳng hãy dọn dẹp nhà, tưới cây, nấu ăn hoăc làm một việc yêu thích. Chú ý dinh dưỡng: bổ sung vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng như: thịt, cá, đậu, rau, trà xanh, hoa quả.
Khi có những biểu hiện như căng thẳng, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,…cần đến khám các Bác sĩchuyên khoa tại phòng khám Tâm thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng: