Nơi đăng ký ban đầu là trạm y tế, làm gì để được hưởng BHYT đúng tuyến nếu khám ở bệnh viện trung ương?

Thứ ba - 23/04/2024 20:53
Đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở y tế tuyến dưới nhưng lại đến khám tại cơ sở tuyến trên, hoặc đăng ký một nơi nhưng lại đến khám nơi khác cùng tuyến... sẽ được BHYT thanh toán ra sao?
bn cấp cứ
bn cấp cứ
Thời gian gần đây nhiều bạn đọc quan tâm đến quyền lợi, mức hưởng khi đi khám chữa bệnh BHYT, trong đó có những nội dung liên quan đến đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở y tế tuyến dưới nhưng lại đến khám tại cơ sở tuyến trên, hoặc đăng ký một nơi nhưng lại đến khám nơi khác cùng tuyến... sẽ được BHYT thanh toán ra sao?
h

Đăng ký khám chữa bệnh BHYT ở quận này đến quận khác khám có được hưởng BHYT không?

Trả lời quan tâm của bạn đọc về việc "Đăng ký khám chữa bệnh ở quận này nhưng đi khám chữa bệnh ở quận khác chung thành phố thì có được hưởng BHYT không"? các chuyên gia của BHXH Việt Nam đã cho biết, theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT trường hợp bạn đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại quận này nhưng tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ở quận khác cùng thành phố và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) được quỹ BHYT thanh toán như sau:

Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện/ phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã:
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến Trung ương được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

- Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh/trung ương
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.
• Đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.
• Đi khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã: Không được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế, làm gì để được hưởng BHYT đúng tuyến khi đi khám tại bệnh viện tuyến trung ương?
BHXH Việt Nam cho biết về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì việc chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự như sau: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.

Như vậy, trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế phường (tuyến 4) để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương (tuyến 1) thì cần phải có giấy chuyển tuyến theo thứ tự nêu trên.

Về mức hưởng BHYT khi tự đi khám chữa bệnh, theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương và có thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT đúng quy định (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) sẽ được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ của bạn; không được quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

Đăng ký khám BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương này, đến bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh khác khám, được hưởng BHYT thế nào?
BHXH Việt Nam cho biết theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám BHYT không đúng tuyến và có thực hiện đầy đủ thủ tục khám BHYT BHYT đúng quy định (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) được quỹ BHYT thanh toán như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương: quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám BHYT ngoại trú.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám BHYT ngoại trú

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,400
  • Tháng hiện tại6,661
  • Tổng lượt truy cập4,619,590
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây