Hiện nay, các bệnh có nguyên nhân hoặc liên quan đến tuyến giáp ngày càng phổ biến. Bệnh thường không có đặc trưng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác.
Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp là: Bướu cổ, Basedow (cường giáp), suy giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp…
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp thường gặp như người có bệnh tự miễn, tiền sử gia đình về bệnh tuyến giáp, có tiền căn hoặc đang điều trị bằng phóng xạ iodine hoặc thuốc kháng giáp, Xạ trị ở cổ hoặc ngực, Đã phẫu thuật tuyến giáp, Đang mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh tuyến giáp như Bướu cổ sưng to vùng trước cổ, thay đổi tóc và da, rối loạn kinh nguyệt, khó có con, rối loạn mỡ máu. Triệu chứng tiêu hóa (dễ tiêu chảy hoặc đau dạ dày/táo bón). Nhịp tim nhanh (cường giáp) hoặc chậm (suy giáp). Thay đổi tính tình - Trầm cảm lo âu, mệt mỏi.
Các bác sĩ khuyến cáo để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu phát hiện thấy những bất thường ở cổ, hoặc có bất kỳ dấu hiệu liên quan cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nội tiết để khám, điều trị. Việc phát hiện và có biện pháp chữa trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Đồng thời, cần tránh những căng thẳng về tinh thần.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. I-ốt có vai trò điều hòa hoạt động tuyến giáp, giúp ổn định các rối loạn trong bệnh tuyến giáp bao gồm: suy giáp, cường giáp, bướu giáp đơn thuần và ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải tăng cường qua đường ăn uống. Một trong những nguồn cung cấp i-ốt dồi dào là thực vật từ biển: tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc và trứng… Nên bổ sung trái cây và rau củ tươi; các loại gia vị như hạt tiêu, gừng ớt và quế.. Bổ sung axít béo omega 3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm… giúp cản thiện quá trình trao đổi chất, giảm các vấn đề về tuyến giáp trong cơ thể.