Ðừng chủ quan với hội chứng đau vai gáy

Thứ tư - 10/11/2021 03:41
Vừa qua Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận, khám nhiều trường hợp đau vai gáy. Một số bệnh nhân cho biết khoảng gần 2 tháng nay, thường xuyên đau mỏi vùng vai gáy, đau tê lan xuống cánh tay trái, người mệt mỏi hạn chế vận động vùng cổ vai và cánh tay trái, đau nhức, khó chịu ở nhà tự mua thuốc về uống nhưng không đỡ nên đi khám mới phát hiện bị Hội chứng đau vai gáy.
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết : Đau vai gáy, tê tay là một bệnh phổ biến, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí. Triệu chứng của đau vai gáy, tê tay là đau tê vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể xảy ra trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Bệnh hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, nằm gối cao, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế hoặc do căng cơ vùng vai gáy, tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ hoặc chèn ép rễ thần kinh như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ…

  Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách dùng cao dán, nên nghỉ ngơi, thư giãn, dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau. Trong trường hợp tự chữa không giảm phải đến cơ sở y tế để được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu như điện xung, nhiệt trị liệu, sóng ngắn, siêu âm trị liệu, kéo giãn cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cột sống cổ… Tuy nhiên, người bệnh cần phải nhớ rằng không được xoa bóp bấm huyệt trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp như thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống..., người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật.

    Các bác sĩ khuyến cáo để phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách. Khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế; không cúi gập cổ quá lâu, không nằm gối đầu cao, không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc. Nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp, vận động, nghỉ ngơi giữa giờ làm việc khi phải ngồi lâu, tránh căng thẳng, luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ vùng vai gáy như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống thường xuyên.
 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay3,746
  • Tháng hiện tại63,394
  • Tổng lượt truy cập4,515,533
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây