Tiếp nhận nhiều bệnh nhân đau dây thần kinh tọa đến khám và điều trị

Thứ năm - 14/10/2021 00:03
Thời gian vừa qua Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận, khám nhiều trường hợp đau dây thần kinh tọa. Một số bệnh nhân cho biết khoảng gần 1 tháng nay, thường xuyên đau từ cột sống thắt lưng lan tới mặt sau đùi, cẳng chân, mắt cá và các ngón chân. Đau nhức, khó chịu nên đi khám mới phát hiện bị đau dây thần kinh tọa.
Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
Đau dây thần kinh tọa còn được gọi là đau dây thần kinh hông to, là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương.

Đau dây thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và các nhánh của dây thần kinh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng với các nhóm nguyên nhân sau:
-Vận động quá sức hoặc không khoa học: bốc vác, vận chuyển đồ… với số lượng lớn hoặc làm trong thời gian lâu mà không nghỉ ngơi, ngồi không đúng tư thế trong một thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống và các đốt sống lưng, đốt sống cổ. Nếu để tình trạng này diễn ra một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.
-Thoát vị đĩa đệm, các bất thường cột sống thắt lưng cùng: do dị tật bẩm sinh; do viêm nhiễm tại chỗ (nhiễm khuẩn, nhiễm độc chì, bị lạnh, tiểu đường…); do bị ung thư di căn cột sống (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, u buồng trứng…). Nguyên nhân trong ống sống: u tủy và u màng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm màng nhện tủy khu trú…
Một số triệu chứng điển hình đau dây thần kinh toạ là: Đau thắt lưng kèm đau lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng, hoặc sau cú bước hụt (do thoát vị đĩa đệm). Đau âm ỉ hoặc đau cấp tính, cơn đau tăng lên khi gắng sức, thay đổi tư thế hoặc chỉ cẩn ho, hắt hơi cũng gây đau. Đặc biệt, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn, cảm giác như bị kiến bò ở bên bị bệnh, hoặc thấy tê nóng, đau rát như dao đâm…

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ rất dễ chuyển thành mãn tính, khó đièu trị phục hồi hoàn toàn, người bệnh sẽ chịu sự đau đớn kéo dài, dễ tái phát, gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, đồng thời ảnh hưởng đến sự vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa, nghiêng, hoặc xoay người có thể dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống, teo cơ đùi, mông, cẳng chân, liệt chân và mất sức lao động. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ vòng (cơ tròn) dẫn đến giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang gây bí tiểu tiện, hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh,

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo việc chủ động phòng bệnh đau dây thần kinh tọa như sau:
-Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

-Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tuyệt đối tránh các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng, chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: hạn chế rượu, bỏ thuốc lá, giảm cân với những người thừa cân béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo. các động tác sinh hoạt, lao động hàng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng.
-Không được mang vật nặng ở một bên người, không mang vác nặng trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối, chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.

Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu nên thỉnh thoảng đứng lên thay đổi tư thế và làm các động tác thể dục giữa giờ.
Đối với bệnh nhân đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau dây thần kinh tọa mạn, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh.

Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân. Nếu được điều trị đúng và kịp thời thì hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục.
Khi có những triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày sẽ chuyển thành mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay2,300
  • Tháng hiện tại73,035
  • Tổng lượt truy cập4,525,174
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây