NGUY HIỂM BỆNH NHÂN SUY THẬN TỰ Ý ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC NAM VÀ MẸO DÂN GIAN.

Thứ hai - 26/06/2023 22:26
Ngày 25/6 Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.T 29 tuổi có địa chỉ ở Cư Jut – Đăk Nông nhập viện với tình trạng khó thở nhiều, kích thích, mệt mỏi. Qua khai thác tiền sử người nhà bệnh nhân cho biết: Trước đó 2 tháng đã đi khám ở bệnh viện Chợ Rẫy phát hiện suy thận mạn giai đoạn 5/Tăng huyết áp có chỉ định chạy thận nhân tạo tuy nhiên người nhà không đồng ý nên đã về Cao Bằng tự ý điều trị bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc và đốt bấc để chữa.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại khoa HSTC - CĐ - TNT Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại khoa HSTC - CĐ - TNT Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
Các bác sỹ cho biết: Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng và không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Đây là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Nếu không được chạy thận hoặc ghép thận, người bệnh sẽ khó duy trì được sự sống. Các triệu chứng của suy giảm chức năng ở thận khi mới hình thành thường không có triệu chứng đặc hiệu và phát triển theo thời gian. Do đó, rất nhiều trường hợp người mắc bệnh suy thận không được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ nên dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đối với bệnh nhân N.T.T đã suy thận ở giai đoạn 5, ở giai đoạn này thận của người bệnh bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng của sự suy giảm chức năng thận trở nên rõ rệt, bao gồm nôn và buồn nôn, khó thở, ngứa da… Mặc dù đã có chỉ định chạy thận nhân tạo nhưng người nhà bệnh nhân lại không đồng ý chính vì vậy điều này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.

 Một số biến chứng phổ biến nhất của tình trạng suy thận bao gồm:Thiếu máu; Bệnh về xương và tăng phốt phát trong máu; Bệnh tim; Tăng kali máu; Tích tụ nước trong cơ thể; Sức khỏe tinh thần…
Người bệnh khi có các triệu chứng như: Giảm lượng nước tiểu; Phù mắt cá chân, bàn chân; Khó thở không rõ nguyên nhân; Đau hoặc cảm thấy nặng ngực; Buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải; Kém ăn, buồn nôn dai dẳng, nôn; Sụt cân; Ngứa ngáy; Co rút cơ (đặc biệt là ở chân); Co giật; Hôn mê; Thiếu máu … cần đến các cơ sở y tế có đủ khả năng điều trị để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra. Không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp không có căn cứ khoa học và thuốc không có nguồn gốc xuất xứ. Đối với bệnh thận không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu có phác đồ điều trị hiệu quả vẫn đảm bảo cho người bệnh một cuộc sống năng động, thoải mái và tiếp tục học tập, làm việc.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay1,567
  • Tháng hiện tại91,051
  • Tổng lượt truy cập4,422,155
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây