Nhân 01 ca bệnh Gout giai đoạn cấp tính đến khám và điều trị.

Thứ hai - 28/06/2021 03:34
Ngày 25/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân N.H.N 34 tuổi, trú tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Bệnh nhân đến Viện với các dấu hiệu sưng đau, nóng đỏ khớp ngón chân cái bàn chân phải. Được các bác sĩ Phòng khám Nội - khoa Khám bệnh khám và chỉ định làm câc xét nghiệm. Kết quả bệnh nhân có nồng độ acid trong máu tăng rất cao cùng với hình ảnh chụp X-quang, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Gout. Bệnh nhân đã được các bác sĩ tư vấn theo dõi tình trạng bệnh và được kê đơn điều trị theo phác đồ.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Bệnh nhân N cho biết, từ lâu anh có thói quen ngồi uống rượu, bia với các món ăn khoái khẩu là lòng bò, lợn, một tuần có thể tới 3-4 bữa nhậu như vậy. Khoảng 2 tháng nay, thấy có biểu hiện sưng đau khớp ngón chân cái nhưng chủ quan không đi kiểm tra đến khi quá đau, di chuyển khó khăn và không thể làm việc thì mới đi khám.

Bác sĩ Phòng khám Nội cho biết Bệnh Gout (thống phong) do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể gây ra. Acid uric bình thường được hình thành trong cơ thể, sẽ đào thải qua nước tiểu và phân thường vô hại. Tuy nhiên, khi acid uric tăng quá cao trong máu và lắng đọng dẫn đến hình thành các tinh thể có đầu sắc nhọn, tập trung tại khớp, tổ chức dưới da gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

Người bị bệnh Gout sẽ có biểu hiện đặc trưng bởi nhiều đợt tái phát viêm khớp cấp tính, đau dữ dội đột ngột, thường đau về đêm, sưng nóng đỏ các khớp, hay gặp ở các khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác như khớp gối, cổ chân, bàn ngón chân. Các khớp chi trên như khớp khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay thậm chí cột sống cũng có thể có biểu hiện của Gout.

Mức sống trong xã hội tăng lên, lối sinh hoạt thay đổi, thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều nhân purin (nội tạng động vật, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…), uống nhiều rượu bia, nước có ga, lười vận động là nguyên nhân chính làm tăng acid uric máu và gây ra căn bệnh phiền toái này. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, rối loạn về gen (hiếm gặp); người mắc các bệnh lý về thận (suy thận, sỏi thận) làm giảm khả năng đào thải acid uric ở thận hay dùng thuốc lợi tiểu (furosemid, thiazid, acetazolamid…); thuốc kháng lao (ethambutol, pyrazinamid) và các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính.

Bệnh Gout có thể xuất hiện âm thầm với thời gian ủ bệnh lên đến vài tháng với các triệu chứng ban đầu là tăng lượng Axit uric trong máu. Trong trường hợp này bệnh nhân không thể phát hiện ra bệnh qua các triệu chứng thông thường. Nếu may mắn tiến hành xét nghiệm máu trong thời kỳ này bạn có thể phát hiện ra bệnh một cách tình cờ. Đối với nam giới chỉ số axit uric lớn hơn hoặc bằng 7mg/dl thì cần tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để điều trị vì đây chính là triệu chứng ban đầu của bệnh Gout. Đối với nữ giới nếu kết quả xét nghiệm máu là dao động từ 6mg/dl trở lên thì nguy cơ cao mắc bệnh Gout. Do vậy, người dân nên xét nghiệm acid uric máu định kỳ và nếu có các triệu chứng bệnh Gout cần tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa để có phác đồ điều trị đúng đắn.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay2,967
  • Tháng hiện tại64,954
  • Tổng lượt truy cập4,517,093
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây