Tiếp nhận bệnh nhân tai nạn nghiêm trọng do điện và phòng tránh, xử lý tai nạn do điện

Thứ tư - 23/06/2021 04:23
Lúc 16h30p ngày 22/6, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân nam (51 tuổi) chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa huyện Trùng Khánh trong tình trạng rất nặng: bỏng độ III - IV, diện tích khoảng 52% do điện giật.
Tiếp nhận bệnh nhân tai nạn nghiêm trọng do điện và phòng tránh, xử lý tai nạn do điện
Theo người nhà kể lại, buổi sáng cùng ngày bệnh nhân sửa điện trong nhà không may bị điện giật, sau tai nạn đau nhiều, bỏng nhiều vùng, khó thở, được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốc, lơ mơ, kích thích, đau đớn, vật vã, mạch nhanh. 

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ xác định: Bệnh nhân bị bỏng rộng chân phải, chân trái, vùng ngực, cánh tay và hai bàn tay. Bệnh nhân được xử trí chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng và được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác để điều trị và chăm sóc chuyên sâu.

Điện là nguồn năng lượng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi trong đời sống. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn nguyên nhân thường do bất cẩn từ phía người bị nạn, hoặc sử dụng nguồn điện không an toàn. Để hạn chế mức thấp nhất tai nạn do điện gây ra, cần lắp đặt hệ thống điện một cách an toàn nhất. Toàn bộ hệ thống ổ cắm điện trong nhà nên để ở những vị trí che khuất. Với những ổ cắm điện chưa được sử dụng, cần che chắn và bao bọc bởi các thiết bị bịt ổ điện an toàn. Đối với những gia đình có trẻ em, tuyệt đối không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ. Không cho trẻ chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ điện, quạt điện, phích điện… Không nên để các thiết bị điện trong nhà gần nguồn nước. Khi tay bị ướt không được chạm vào các thiết bị điện. Nếu một thiết bị điện bị rơi vào nguồn nước, hãy ngắt nguồn điện trước khi lấy ra.

Đồng thời các bác sĩ cảnh báo đến người dân cần hết sức lưu ý khi làm việc, di chuyển tại các khu vực có điện lưới trong mùa mưa bão, đặc biệt những nơi có trạm điện, đường điện cao thế và những việc cần làm khi gặp người bị điện giật.

Nạn nhân bị điện giật sẽ mang dòng điện trong người, nên khị ứng cứu người bị điện giật không nên chạm trực tiếp vào người nạn nhân, tìm cách ngắt kết nối nguồn điện càng nhanh càng tốt. Nếu đường dây điện có thể là điện áp cao, không cố giải phóng bệnh nhân ra khỏi đường dây điện mà chờ cho đến khi điện được tắt.

Ngoài ra, sử dụng vật dụng bằng gỗ như gậy hay cành cây bằng gỗ để đẩy hay gỡ nạn nhân ra xa khỏi vật dụng mang điện, nếu bạn chắc chắn là dòng điện nạn nhân tiếp xúc là điện hạ thế, còn nếu không chắc chắn về dòng điện hạ thế hay trung thế, cao thế, thì ngay lập tức hãy gọi cấp cứu 115 và chờ để được giúp đỡ.

Nếu xảy ra tai nạn bị điện giật ở nhà, thì bạn có thể sử dụng gậy bằng gỗ thật khô, ví dụ như cán chổi, (tuyệt đối không sử dụng gỗ đang ẩm ướt vì tính dẫn điện của nó cao hơn dẫn đến nguy hiểm tính mạng người ứng cứu), hoặc là một chân ghế có bọc nhựa cách điện. Gọi ngay cấp cứu và gọi người hỗ trợ gần nhất.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,076
  • Tháng hiện tại73,510
  • Tổng lượt truy cập4,525,649
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây