Tiếp nhận, xử trí ca ngộ độc do ăn mật cá chép

Thứ hai - 21/06/2021 00:28
Hồi23h50p ngày 20/6/2021, khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận bệnh nhân Đ.X.K (44 tuổi) trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, không lẫn máu, bụng chướng nhẹ, ấn đau hạ sườn phải.
Tiếp nhận, xử trí ca ngộ độc do ăn mật cá chép
Theo người nhà bệnh nhân kể, gia đình đã làm thịt cá chép khoảng 4kg chế biến thành các món ăn, khi đó anh K đã nuốt mật cá chép sống cùng với một chén rượu vào buổi tối cùng ngày. Một tiếng sau, bệnh nhân xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng quanh rốn, nôn nhiều ra thức ăn kèm theo liên tục đi ngoài  phân lỏng. Tuy vậy, gia đình vẫn tiếp tục để bệnh nhân ở nhà theo dõi. Đến nửa đêm, tình trạng bệnh ngày càng tăng nên người nhà đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

Tại Khoa cấp cứu, các bác sĩ sơ bộ chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc mật cá chép và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cấp cứu, hồi sức cần thiết cho bệnh nhân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy tình trạng suy đa tạng nặng nề do ngộ độc: men gan tăng cao, suy thận cấp. Bệnh nhân được tiếp tục cấp cứu, điều chỉnh các rối loạn nước điện giải, lợi tiểu, uống than hoạt, nhuận tràng và theo dõi sát các diễn biến có thể xảy ra.

Với ngộ độc mật cá, nếu nhẹ thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng nhiều lần, nhưng tiểu tiện vẫn bình thường. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận cấp, suy gan cấp, suy đa tạng, hôn mê và có thể tử vong. Phác đồ điều trị cơ bản là nhanh chóng thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể, điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải...Nếu nặng hơn có thể gây viêm hoại tử ống thận gây suy thận cấp, cần phải lọc máu ngoài thận cấp cứu.
Do tính chất và mức độ phổ biến của ngộ độc các loại mật cá, nên đã có nhiều cảnh báo của các chuyên gia trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của ngộ độc mật cá nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn tin vào những câu chuyện được “nghe đồn”, “rỉ tai” nhau về nuốt mật cá với mục đích chữa các bệnh đường tiêu hóa, nâng cao sức khỏe...Tuy nhiên hiện nay, chưa có công trình khoa học nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh của mật cá cũng như mật của một số loài động vật khác.

Qua trường hợp bệnh nhân này, bác sĩ Khoa Cấp cứu cảnh báo: để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán và các nhiễm trùng nhiễm độc khác. Không nên ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán). Khi làm thịt cá chép, không nên nấu cả con và không bỏ mật. Không ít người nghĩ cá chép bổ khi nấu cả con và không bỏ mật. Đây là một sai lầm có thể gây ngộ độc, mật cá chép có chứa chất tetrodotoxin. Khi cá chép có cân nặng càng lớn thì lượng mật có độc tố càng cao. Để an toàn cho sức khỏe cần phải rửa sạch bỏ mật và lòng cá trước khi nấu. Ngoài ra, sau khi ăn cá trong khoảng 24 giờ mà xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau bụng, vàng da, tiêu chảy... thì nên chủ động tới bệnh viện khám ngay để được cứu chữa kịp thời nếu có ngộ độc.
 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay2,852
  • Tháng hiện tại64,839
  • Tổng lượt truy cập4,516,978
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây