Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em dịp nghỉ hè

Thứ tư - 12/06/2024 22:05
Tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, vào mỗi độ nghỉ hè, khoa thường xuyên tiếp nhận một số vụ tai nạn thương tích trẻ em như tai nạn thương tích do tham gia giao thông, chó cắn, gãy tay, chân và bỏng do nước nóng, đồ ăn nóng...
bệnh nhân lương văn hiếu
bệnh nhân lương văn hiếu
Bệnh nhân L.V.H ,08 tuổi (Hoà An) đến nhập viện sau tự ngã rách mi mắt. Người nhà cho biết, do đường trơn trượt nên cháu bị trượt ngã dẫn đến rách mi mắt. Sau khi nhập viện cháu được gây mê để khâu vết rách và tiếp tục được theo dõi điều trị.

Một trường hợp tai nạn sinh hoạt khác là do không may tự té ngã. Đó là trường hợp cháu V.N.C trong lúc chơi đùa bị ngã gãy xương ở cẳng tay phải đã được nhập viện điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Thống kê cho thấy, Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ em nhập viện do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, với các mức độ khác nhau. Với những trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi thường gặp các tai nạn thương tích như: bỏng, hóc dị vật, tự ngã, chẹt tay chân vào cửa, cầu thang... Còn đối với trẻ từ 6 đến 15 tuổi thường gặp các tai nạn về giao thông, đuối nước, điện giật, ngã gẫy tay, chân...

Tai nạn, thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Đã có những trường hợp, do gia đình không biết cách sơ cứu, khi đưa vào viện gây nhiễm trùng vết thương, khiến tình trạng thương tích của trẻ nặng hơn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài, để lại di chứng cho các em lâu dài, thậm chí đến suốt đời.

Tai nạn thương tích rất dễ xảy ra ở trẻ em vì sự hiếu động, tò mò, nhưng chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ, nhưng sâu xa là do sự bất cẩn, chủ quan của người lớn. Do đó, để giảm thiểu các vụ tai nạn thương tích cho trẻ em điều cần thiết nhất là người lớn nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc, quản lý con, cháu mình, bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho các em. Cần cho trẻ tham gia học và dạy cho trẻ cách nhận biết, phòng tránh các loại tai nạn thường gặp, dễ xảy ra trong cuộc sống để phòng tránh...

Đồng thời, cha mẹ và người lớn cũng cần tìm hiểu để nắm bắt được các kỹ năng xử lý tai nạn thương tích, sơ cứu kịp thời khi trẻ gặp nạn. Cần có thêm các điểm vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn cho các em, hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Đặc biệt, khi trẻ không may bị tai nạn thương tích, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, không nên tự điều trị theo phương pháp dân gian, có thể để lại di chứng đáng tiếc cho các em.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,118
  • Tháng hiện tại81,310
  • Tổng lượt truy cập4,412,414
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây