PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN, NIỆU QUẢN SỚM ĐỂ TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Thứ tư - 14/07/2021 04:27
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân nam 30 tuổi, trú tại TP Cao Bằng nhập viện trong tình trạng đau mỏi nhiều vùng thắt lưng, vã mồ hôi, da niêm mạc tái nhợt, chóng mặt, buồn nôn, buồn đi tiểu nhưng tiểu đau, buốt, tiểu khó tiểu ra máu, mệt mỏi. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó, có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít trong thời gian dài nhưng không đi khám, ở nhà chỉ dùng thuốc nam, đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi nhiều, người nhà mới đưa đến bệnh viện. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ứ nước tại thận 2 bên do sỏi, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp hai bên, đặt dẫn lưu. Sau khi được phẫu thuật, hiện tại sức khoẻ bệnh nhân đã dần ổn định
Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
Theo Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, sỏi thận, niệu quản hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu, uống ít nước, chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, calci, yếu tố di truyền…Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận, viêm quanh thận xơ hóa, suy thận...

Dấu hiệu nhận biết sỏi thận thường là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng một hoặc hai bên hông, có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, sốt, mệt mỏi…

Để phòng sỏi thận, niệu quản và tránh tái phát, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nên uống nhiều nước hoa quả như cam, chanh, bưởi tươi, nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Cần hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành), xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa purin gây sỏi thận như cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm…

Khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự điều trị, không tự uống thuốc nam, mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp. Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ và nên khám chuyên khoa thận - tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

 Hình ảnh minh hoạ
IMG 20210714 150658

 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay3,412
  • Tháng hiện tại65,407
  • Tổng lượt truy cập4,517,546
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây