Bí quyết phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ khi trời rét, lạnh sâu.

Thứ ba - 13/12/2022 21:15
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết rét lạnh có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như cơn tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Thời gian gần đây khi thời tiết trở lạnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh về tim mạch, đột quỵ, nhiều ca đã diễn biến nặng khi đến cơ sở y tế. Vì vậy mỗi cá nhân cần trang bị đầy đủ kiến thức để có biện pháp phòng ngừa bảo thể sức khỏe bản thân.
Bí quyết phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ khi trời rét, lạnh sâu.
Thời tiết lạnh, tác động tiêu cực lên trái tim do cơ chế tự bảo vệ bằng cách co mạch, tăng huyết áp và tăng nhịp tim để giữ cho cơ thể ấm áp. Hơn nữa, thời tiết lạnh gây ra những thay đổi nồng độ một số thành phần trong máu, có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn đối với tất cả các biến chứng của bệnh tim mạch trong thời tiết lạnh. Những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ cũ có nguy cơ cao hơn người bình thường..

Để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ chúng ta nên thực hiện 9 lời khuyên sau:

- Mặc đủ ấm để ngăn ngừa hạ thân nhiệt
Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài, đi tất dày để tránh mất nhiệt trong thời tiết lạnh. Đặc biệt ở người lớn tuổi càng cần được mặc đủ ấm hơn, do khối cơ giảm theo tuổi, có nghĩa là tấm áo che phủ cơ thể bị mỏng đi và giảm chức năng bảo vệ những cơ quan quan trọng của cơ thể, dễ hạ thân nhiệt trong thời tiết lạnh.

- Che đầu và cổ tránh bị lạnh
Sử dụng khăn quàng cổ, mũ len khi đi ra ngoài trời lạnh, tránh không khí lạnh tiếp xúc những vùng nhạy cảm như da đầu, mặt, cổ gây co mạch ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động hệ tim mạch.

- Sử dụng khẩu trang, khăn để che miệng mũi và tránh hít thở không khí lạnh
Có thể dùng khẩu trang, khăn len che mũi miệng khi ra ngoài trời lạnh để tránh hít thở không khí lạnh, vừa tránh nhiễm virus gây bệnh truyền nhiễm trong đó có cúm, Covid,... và vừa tránh bị hạ thân nhiệt… Trời lạnh là yếu tố dễ tái phát các bệnh nền như tim mạch, hay các bệnh mạn tính có sẵn.

- Đừng làm việc nặng trong vòng 30 phút đầu tiên sau khi thức dậy tránh bị lạnh đột ngột
Nhiều cơn đau tim xảy ra vào buổi sáng và rơi đúng vào thời điểm mới ngủ dậy, nhất là vào những tháng mùa lạnh. Vì vậy, khi thức dậy, không làm việc ngay mà hãy khởi động trước khi đi ra bên ngoài và làm việc trong thời tiết lạnh.

Dinh dưỡng đúng và tránh tình trạng mất nước
Bù đủ nước hàng ngày, uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày, người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày không đợi đến lúc thấy khát do dự trữ nước cơ thể thấp so với người trẻ. Không ăn một bữa ăn quá no trước khi làm việc, chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng đủ chất và giàu năng lượng đã được bác sĩ hướng dẫn. Không uống cà phê hay hút thuốc trong vòng một giờ trước khi làm việc nặng vì chúng làm tăng nhịp tim.

- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Mục tiêu cho 7-8 giờ ngủ mỗi đêm để giữ sức khỏe, cần đảm bảo một phòng ngủ đủ ấm trên 20 độ C, nhưng thông thoáng trong mùa lạnh.

- Duy trì tập thể dục đều đặn trong những ngày trời lạnh
Tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày trong nhà kín gió. Có thể tập trong nhà, không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh, những môn phù hợp và tập trong nhà như đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền.

- Đo huyết áp hàng ngày
Cần tự kiểm tra huyết áp hàng ngày trong các ngày trời lạnh, ghi vào nhật ký và có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết, tất nhiên đã được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ trước đó.

- Hãy chú ý đến cơ thể của mình và phát hiện sớm bệnh
Chú ý những dấu hiệu của một biến cố tim mạch như chóng mặt, đau ngực và khó thở. Khi có các bằng chứng nghi ngờ, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Tóm lại: Mùa lạnh, để phòng bệnh cần giữ ấm cơ thể, khi làm việc ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm. Hạn chế đến những chỗ đông người.

Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Ngoài ra, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Dọn dẹp nhà cửa sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ với các loại vật dụng gia đình (cốc chén, bát đũa…), nhất là khi trong gia đình có người ốm. Khi có các dấu hiệu nghi mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay3,412
  • Tháng hiện tại92,896
  • Tổng lượt truy cập4,424,000
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây