Cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt.

Thứ hai - 11/07/2022 21:38
Mùa hè là mùa các loại sâu bọ phát triển mạnh, chúng có mặt ở khắp mọi nơi chính vì vậy chúng ta rất dễ chạm phải sâu, đặc biệt là sâu róm. Ngay khi chạm vào sâu róm cơ thể chúng ta xuất hiện các triệu chứng ngứa rát da, một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng, những triệu chứng khác như sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật. Nếu không biết xử trí đúng cách thường gây ra nhiều biến chứng, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt.
Các phản ứng có thể gặp như: Mày đay và viêm da mức độ từ nhẹ nổi đỏ vừa ngứa vừa đau ở da. Tự hết trong vòng một giờ hoặc thường gặp hơn là viêm da tiếp xúc kéo dài vài tuần.Trường hợp nặng gây các triệu chứng toàn thân như nhức đầu, co thắt cơ, khó thở, co giật; Phản ứng dị ứng gây ra mề đay hoặc phù mạch, các triệu chứng toàn thân như khò khè, nôn ói, đau bụng, hoặc sốc phản vệ...

Khi bị sâu rơi trên da chúng ta cần tránh gãi ngứa, hoặc dí nát sâu trên da. Ngay khi chạm phải sâu róm chúng ta thường cào gãi mạnh hoặc dí sâu trên da để giảm ngứa. Động tác này vô tình làm lông và gai đâm sâu vào trong da. Cào gãi cũng gây tổn thương da và tạo ngõ vào cho các độc chất trong lông của sâu róm thâm nhập vào da làm nặng thêm tổn thương viêm da. 

Ngay khi nhận thấy chúng ta cần loại bỏ cẩn thận sâu và lông sâu róm bằng que, kẹp hoặc nhíp, không dùng tay không. Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu còn sót lại. Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch da với nhiều nước và xà phòng. Quần áo bị dính nhiễm cần được cởi bỏ và giặt sạch.

Giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống thuốc giảm đau. Đưa đến cơ sở y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, tổn thương lan rộng hoặc phát ban toàn thân.

Với trẻ em hay chạy nhảy, nô đùa nên khả năng sâu rơi vào người rất cao, phụ huynh cần cảnh báo cho trẻ nhận biết, không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố như lúc sâu còn sống. Mặc áo dài tay cho trẻ và đội nón rộng vành khi đi chơi ờ vườn cây hoặc nơi nhiều cây cối rậm rạp. Đóng cửa sổ, cửa ra vào và phải vệ sinh các máy điều hòa nhiệt độ để tránh lông sâu róm phát tán trong không khí gây dị ứng. Không treo áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào. Dạy cho trẻ cách xử lý thích hợp các tai nạn do sâu róm để tránh biến chứng nặng.
 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng:

Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay4,154
  • Tháng hiện tại17,395
  • Tổng lượt truy cập4,348,499
 
LOGOBENHVIENok
©  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn http://benhvientinh.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây